Vậy bộ vi sai là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sao như thế nào? Để có thể biết được câu trả lời như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng các nút chức năng trên xe ô tô Innova
- Cách kiểm tra các cảm biến trên xe ô tô
- Cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông
Có lẽ trong ngành cơ khí ô tô không mấy ai là không biết đến cơ cấu vi sai. Tuy nhiên, đối với những người không thuộc chuyên ngành này thì sao, chắc hẳn nhiều người không biết đến. Để biết bộ vi sai là gì, cách thức hoạt động ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng RDI Việt Nam nhé.
Bộ vi sai là gì?
Bộ vi sai là một loại thiết bị dùng để chia momen xoắn của các động cơ làm hai đường. Loại thiết bị này cho phép hai bên bánh xe được quay với hai tốc độ khác nhau.
Chính vì thế, người lái xe có thể tìm thấy bộ vi sai ở bất kỳ một loại xe hơi hay xe tải hiện đại nào. Đặc biệt là ở các dòng xe bốn bánh, chúng đều được chủ động một cách hoàn toàn.
Ngoài ra, mỗi một cầu chủ động của các dòng xe này đều cần phải có một bộ vi sai và giữa bánh trước, bánh sau cũng cần. Bởi khi vào cua thì quãng đường mà bánh trước và bánh sau đi được cũng sẽ khác nhau.
Xem thêm: Thi bằng lái xe số tự động B1 | Học bằng lái xe B2 giá bao nhiêu?
Cấu tạo của bộ vi sai
Sau khi đã biết được bộ vi sai là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của chúng để biết chúng hoạt động như thế nào nhé. Hộp vi sai của ô tô bao gồm 2 phần cơ bản đó là: truyền lực cuối và truyền lực vi sai.
Truyền lực cuối gồm có bánh răng chủ động ăn khớp với bánh bị động giúp giảm số vòng quay nhằm tăng momen. Truyền lực vi sai giúp tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa hai bánh xe khi thực hiện chạy đường vòng: Cụ thể:
- Vỏ bộ vi sao gắn trên bánh răng bị động.
- Bánh răng vi sao lắp trên vỏ bộ vi sai.
- Bánh răng bán trục sẽ ăn khớp với bán trục.
Tại sao có bộ vi sai?
Có rất nhiều người thắc mắc: Tại sao cần phải có bộ vi sao hay vì sao bộ vi sai vẫn tồn tại đến bây giờ? Bạn có thể hiểu rằng, các bánh xe chỉ cùng một tốc độ, nếu xe vận hành trên một đường thẳng, còn khi vào cua, các bánh xe thường sẽ có tốc độ khác nhau.
Bánh xe phía ngoài góc cua thường sẽ có tốc độ lớn hơn bánh xe ở phía trong. Bởi, bánh xe phía ngoài phải di chuyển một đoạn đường dài hơn trong cùng một khoảng thời gian.
Nếu không có vi sai, khi vào cua, hai bánh xe ở hai bên sẽ bị khóa lại với nhau, buộc phải quay cùng tốc độ như nhau. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc quay vòng của xe rất khó khăn, rất dễ xảy ra hiện tượng trượt quay nguy hiểm.
Phân loại bộ vi sai
Bộ vi sai gồm có rất nhiều loại và có nhiều cách phân loại, để giúp bạn hiểu hơn về bộ vi sai, chúng ta hãy cùng nhau phân loại theo các cách sau:
- Phân loại theo Loại vi sai: Loại vi sai không có cơ cấu khóa vi sai và loại vi sai có cơ cấu khóa vi sai.
- Phân loại theo kết cấu của bộ vi sai: Vi sai loại bánh răng nón; Vi sai loại bánh răng trụ và Vi sai trục vít.
Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai
Sau khi đã biết phân loại và cấu tạo của bộ vi sai là gì, vậy thì nguyên lý hoạt động của bộ vi sai như thế nào. Bạn có biết, một bộ vi sai (hay còn gọi là vi sai mở) bao gồm những gì không? Chúng gồm có: 1 bánh răng quả dứa, 1 bánh răng to bao ngoài, 2 bánh răng hành tinh và 2 bánh răng mặt trời.
Tất cả đều được gắn với trục cacdang với nhiệm vụ nhận chuyển động được đi ra từ hộp số đó là bánh răng quả dứa. Khi đó, bánh răng to nhất quay phía trên trục bánh xe chính là bánh răng bao ngoài.
Đối với bánh xe chạy đường thẳng
Khi xe chạy đường thẳng, bánh răng bao ngoài sẽ được gắn sao cho cố định với phần trục của hai bánh xe hành tinh. Bên cạnh đó, hai bánh răng hình mặt trời chính là hai bánh răng sẽ được gắn liền với 2 bán trục.
Trong đó, một bán trục được dẫn ra một bánh xe và khi chạy ở trên đường thẳng lực cản sẽ tác dụng lên 2 bánh xe một cách đều nhau hơn. Lúc này, hai bánh xe sẽ quay với nhau cùng một tốc độ, nếu quan sát, chúng ta có thể thấy hai bánh răng hành tinh sẽ không bị xoay quanh trục của chính nó.
Đối với bánh xe chạy cua
Bộ vi sai đối với việc xe chạy thẳng là vậy, còn nguyên lý hoạt động khi xe chạy cua của bộ vi sai là gì? Bạn nên biết rằng, khi bánh xe chạy đoạn cua hoặc chạy trên đường cong, lúc này lực cản sẽ có nhiệm vụ tác dụng lên bánh xe bên trọng nhiều hơn bánh xe phía ngoài.
Do đó, bánh xe ngoài sẽ phải quay nhanh hơn, còn bánh xe bên trong sẽ chạy chậm lại. Khi cua sang bên phải, bánh răng mặt trời ở bên phải sẽ lập tức quay chậm hơn bánh răng mặt trời bên trái. Lúc này, hai bánh răng sẽ quay với một độc độ hoàn toàn khác nhau và làm cho bánh răng hành tinh xoay.
Cách thức hoạt động này khiến cho bánh xe phía ngoài vòng cua sẽ nhận được nhiều lực hơn bánh xe ở phía trong. Từ đó giúp cho người lái có thể vào cua một cách mượt mà hơn.
Lời kết
Trên thực tế bộ vi sai rất quan trọng đối với các dòng xe ô tô. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu bộ vi sai là gì cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sai. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nữa nhé.