Cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông

0
1148
Đường đôi là gì?
Đường đôi là gì?

Để giúp bạn có thể tránh được những lỗi không đáng có, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ về cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông, cùng tham khảo bài viết sau.

Xem thêm:

Dù đã học lái xe B2, học lái xe B1… nhưng có rất nhiều người khi tham gia giao thông vẫn bị phạt mà không biết lý do vì sao mặc dù vẫn đảm bảo đầy đủ giấy tờ. Nguyên nhân chính là việc không phân biệt được các làn đường và đi sai làn đường. 

Làn đường là gì?

Làn đường là gì?
Làn đường là gì?

Được biết làn đường là một phần của đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường có đủ bề rộng cho xe chạy một cách an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

Làn đường còn được hiểu là phần đường xe chạy chính (là phần của đường bộ) được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một con đường có thể có một hoặc nhiều làn đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Đường đôi là gì?

Đường đôi là gì?
Đường đôi là gì?

Để biết cách đi đúng làn đường, điều đầu tiên bạn cần phải biết là phân biệt các loại đường, trong đó có đường đôi. Đường đôi là đoạn đường được chia thành hai làn đường với hai chiều ngược nhau.

Đoạn đường này được cách bằng một dải phân cách ở giữa. Một chiều có thể chia thành nhiều làn đường khác nhau dành cho các loại xe khác nhau như ô tô, xe máy…

Dải phân cách là gì?

Giải phân cách
Giải phân cách

Dải phân cách được biết đến là bộ phận của đường nhằm phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt.

Hoặc cũng có thể được dùng để phân chia đường của xe cơ giới với xe thô sơ. Hay còn đường hiểu một cách khác đó là bộ phận đường mà xe không chạy trên đó được.

RDI Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn những loại dải phân cách dưới đây, giúp các bạn phân biệt chính xác để tham gia giao thông an toàn:

Dải phân cách giữa

Loại dải phân cách này được đặt ở tim đường và được sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy hoặc sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên, hoặc cũng có thể là phần đường xe thô sơ và xe cơ giới.

Dải phân cách bên

Đây là loại giải phân cách thường được dùng để phân chia giữa phần đường thô sơ và phần đường dành cho xe cơ giới.

Dải phân cách mềm

Lại dải phân cách này có tính linh động rất cao, phù hợp với mặt loại mặt đường hiểm trở. Loại dải phân cách này không gây ảnh hưởng đến mặt đường mà còn lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng.

Với chất liệu bằng nhựa bền đẹp và rất gọn gàng, thuận tiện cho việc di chuyển cũng như giảm thiểu chi phí nhân công nên giải phân cách mềm được sử dụng khá nhiều.

Cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông

Theo đúng quy chất kỹ thuật Quốc gia QCVN số 41:2019/BGTVT do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, người tham gia giao thông cần phải tuân thủ đúng ý nghĩa của vạch kẻ đường.

Trong trường hợp, vạch kẻ đường kết hợp với cả đèn tín hiệu và biểu báo thì người tham gia giao thông phải tuân thủ cả ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch đường, tín hiệu và biến báo.

Để giúp bạn có cách đi đúng làn đường bạn cần phải nắm được một số loại vạch kẻ dọc đường phổ biến sau đây:

Vạch tim đường

Vạch tim đường
Vạch tim đường

Vạch tim đường có màu vàng phân chia thanh hai chiều chạy gồm có các dạng như:

  • Vạch đơn, đứt nét (cho phép xe được cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía); 
  • Vạch đơn hoặc cũng có thể là vạch đôi, nét liền (xe không được lấn làn, không được đè lên vạch); 
  • Vạch dạng đôi gồm một liên một dút (xe trên làn đường được tiếp giáp với vách đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết).

Vạch màu trắng phân chia các làn xe cùng chiều

Loại vạch phân chia này bao gồm có các dạng như: 

  • Vạch đơn, đứt nét: Cho phép xe được thực hiện việc chuyển làn đường.
  • Bạch đơn liền nét: Xe không được phép chuyển làn đường hoặc sử dụng làn khác, không lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch giới hạn làn đường

Loại vạch này dành riêng cho một số loại xe cơ giới nhất định, các loại xe không được đi vào (trừ một số trường hợp xe khẩn cấp theo Luật định) được nhận biết bằng các dấu hiệu cơ bản sau: vạch đơn màu trắng, bề rộng khoảng 30cm có kèm chữ viết hoặc ký hiệu loại xe được sử dụng làn đường.

Không chỉ có vậy, khi đi qua các giao lộ, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô cần phải chú ý đến vạch kẻ đường hình mũi tên chỉ hướng đi cho phép của từng làn để di chuyển đúng hướng quy định.

Lời kết

Để giúp người tham gia giao thông đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, hãy thực hiện cách đi đúng làn đường mà chúng tôi vừa chia sẻ nhé. Điều này không chỉ giúp bảo vệ an toàn mà còn giúp bạn tránh trường hợp bị phát nữa đó. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận nếu cần giải đáp thắc mắc hoặc cần tư vấn, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn cụ thể và nhanh chóng nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here