Nhiều người không biết cách kiểm tra các cảm biến trên xe ô tô làm sao để đảm bảo chúng hoạt động tốt và phát hiện kịp thời những hư hỏng để khắc phục. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này hãy tham khảo bài viết sau.
Xem thêm:
- Lỗi không bằng lái xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông
- Top 7 trường đào tạo lái xe tốt nhất ở TPHCM
Tất cả những cảm biến trên đều được trang bị với mục đích giúp tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao tính năng hoạt động cũng như công suất của động cơ, giúp giảm ô nhiễm môi trường…
Cảm biến ô tô là gì?
Cảm biến của ô tô được hiểu chính là giác quan, chúng là một bộ phận cơ quan rất quan trọng có trong hệ thống điều khiển điện tử, giúp ghi nhận các biến đổi về vật lý cũng như hóa học. Từ đó chuyển thành tín hiệu điện cung cấp cho bộ phận điều khiển trung tâm của xe.
Xem thêm: Học bằng lái xe B1 | Học lái xe ô tô B2
Các loại cảm biến trên xe ô tô
Như đã nói ở trên, để xe ô tô có thể hoạt động tốt nhất cần phải có các bộ phận cảm biến. Dưới đây là các loại cảm biến trên xe ô tô phổ biến và cần thiết nhất mà RDI Việt Nam muốn chia sẻ với bạn:
Cảm biến vị trí
Đây là loại cảm biến được sử dụng trong xe ô tô nhằm mục đích ghi lại các vị trí của góc dốc, trục cam, bướm ga, góc lái, xăng trong bình, bàn đạp phanh hoặc bàn đạp ga, góc phun và khoảng cách trong bơm cao áp.
Cảm biến vận tốc và tốc độ
Cảm biến vận tốc và tốc độ được sử dụng với mục đích xác định các vấn đề của bơm cao áp, tốc độ của trục cam, tốc độ của bánh xe, tốc độ của trục khuỷu.
Ngoài ra còn có cảm biến lệch hướng cũng nằm trong loại này có tác dụng chính là cung cấp thông tin cho hệ cân bằng điện tử ESP và phát hiện sự chuyển động quay theo trục chính.
Cảm biến gia tốc
Loại cảm biến này thường được dùng trong các hệ thống ổn định lái xe như ASP, ABS và trong hệ thống an toàn thụ động của xe ô tô như: thanh cuốn, dây đai an toàn, túi khí, điều khiển gầm xe, ghi lại khả năng tăng tốc của thanh xe..
Cảm biến áp suất
Một trong các loại cảm biến trên xe ô tô tiếp theo phải kể đến cảm biến áp suất. Loại cảm biến này dùng để xác định giá trị của áp suất lốp, giá trị nạp liệu, giá trị áp suất bình chứa dầu, giá trị áp suất phanh và áp suất nhiên liệu, xác định sự thay đổi của áp suất trong hộp số tự động và áp suất của môi trường làm lạnh.
Cảm biến nhiệt độ
Loại cảm biến này được sử dụng để xác định nhiệt độ bộ phận giàn lạnh, nhiệt độ bộ phận khí nạp, nhiệt độ dầu bôi trơn trên động cơ, nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ bên ngoài và bên trong cabin của xe ô tô.
Cảm biến momen và cảm biến lực
Việc sử dụng loại cảm biến này với tác dụng xác định trọng lượng những người ngồi trên xe, lực của bàn đạp, lực phanh và lực của momen trên xe.
Cảm biến lưu lượng
Cảm biến lưu lượng được sử dụng để nắm bắt về những yêu cầu lượng không khí và nhiên liệu được động cơ hút vào trong xe.
Cảm biến khí thải
Loại cảm biến khí thải này có tác dụng phát hiện ra hàm lượng những chất độc hại tồn tại trong nhiên liệu hoặc trong khí nạp. Hoặc giúp ghi nhận các thành phần tồn tại trong khí thái gồm có cảm biến oxy và cảm biến NOx.
Cách kiểm tra các loại cảm biến trên ô tô
Mặc dù có rất nhiều loại cảm biến trên xe ô tô, nhưng thông thường sẽ có 4 loại cảm biến có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của xe ô tô và thường phải kiểm tra nhất. Cụ thể:
Kiểm tra lỗi cảm biến vị trí bướm ga (TPS)
Khi cảm biến bướm ga bị hỏng, đèn Check Engine sẽ sáng lên, sang số vẫn bình thường nhưng động cơ lên ga sẽ không đều. Máy chạy ngập ngừng, tốc độ không ổn định và thi thưởng lúc tăng tốc đột ngột hoặc bị chết máy bất ngờ. Kiểm tra bằng cách cùng máy đo và đọc các mã lối.
Cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF)
Để có thể kiểm tra loại cảm biến này, bạn cần phải khởi động lại động cơ, sau đó dùng tuôc-nơ-vit chạm nhẹ vào MAF vài lần ở phần giắc cắm. Nếu thấy động cơ nổ không êm, bỏ máy hoặc không hoạt động thì chứng tỏ cảm biến đã bị lỗi cần phải thay mới.
Kiểm tra cảm biến loại oxy
Một trong những cách kiểm tra các loại cảm biến trên xe ô tô chắc chắn không thể bỏ qua cảm biến oxy. Loại cảm biến này khi bị hỏng thường có dấu hiệu như làm sáng đèn Check Engine, xe có nhiều khói và chạy tốn nhiên liệu một cách bất thường. Lúc này hãy dùng Volt để kiểm tra để đảm bảo độ chính xác.
Cách kiểm tra cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP)
Nếu cảm biến áp suất của xe ô tô bị hỏng sẽ có những biểu hiện như báo đèn Check Engine sáng và báo lỗi MAP sensor, công suất động cơ không tốt, động cơ nổ không êm, xe nhả nhiều khói và tốn nhiên liệu bất thường.
Lời kết
Hy vọng với cách kiểm tra các cảm biến trên xe ô tô mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong việc bảo dưỡng xế yêu của mình. Nếu vẫn còn muốn tìm hiểu thêm về các loại các biến khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại bình luận dưới bài để được tư vấn nhanh chóng và cụ thể hơn nhé.