Nếu bạn thường xuyên tính toán các số liệu trên Excel và gặp trường hợp kết quả là dãy số thập phân với những số lẻ nằm sau dấu phẩy hoặc dấu chấm. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ công thức và cách sử dụng hàm ROUND trong Excel đơn giản.
Công thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều so với việc phải nhập từng số. Để hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cùng Rdi-project.org.
Công thức hàm Round
Công thức hàm Round =ROUND(Number,N)
Trong đó:
- Number là số cần làm tròn.
- N là đối số, là giá trị thực tế truyền vào cho tham số khi gọi hàm, có thể âm hoặc dương.
Cụ thể:
- N = 0: Làm tròn tới số nguyên gần nhất
- N < 0: Làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định
- N > 0: Làm tròn sang bên trái dấu thập phân
Phần được làm tròn số ( số lớn nhất trong phần xét làm tròn) nhỏ hơn 5 thì làm tròn xuống.
Phần được làm tròn (số lớn nhất trong phần xét làm tròn) lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn lên.
Hướng dẫn sử dụng hàm Round
Mở công cụ Excel và nhập hàm Round vào ô bạn muốn với cú pháp =ROUND(Number,N)
- Nếu N = 0 thì ta sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất.
- Nếu N > 0 thì số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Nếu N =1 lấy 1 số lẻ, n=2 lấy 2 số lẻ,…
- Nếu N < 0 thì số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Nếu N = -1 thì làm tròn đến hàng chục, N = -2 làm tròn đến trăm và N = -3 là đến hàng nghìn…
Một số hàm liên quan đến hàm Round trên Excel
Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí một số hàm cũng tương tự hàm Round
Hàm Roundup
Hàm Roundup sẽ cho ra kết quả làm tròn lớn hơn giá trị gốc và giá trị lớn hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng hàm.
Công thức hàm Roundup =ROUNDUP(Number,num_digits)
Trong đó:
- Number được hiểu là số cần làm tròn.
- num_digits là đối số có thể âm hoặc dương.
- Nếu num_digits = 0 thì ta sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất.
- Nếu num_digits > 0 thì số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Nếu num_digits = 1 lấy 1 số lẻ, num_digits=2 lấy 2 số lẻ,…
- Nếu num_digits < 0 thì số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Nếu num_digits = -1 thì làm tròn đến hàng chục, num_digits = -2 làm tròn đến trăm và num_digits = -3 là đến hàng nghìn…
Hàm Rounddown
Hàm Rounddown sẽ cho ra kết quả làm tròn nhỏ hơn giá trị gốc và giá trị nhỏ hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng hàm.
Công thức hàm Roundup =ROUNDDOWN(Number,num_digits)
Trong đó:
- Number được hiểu là số cần làm tròn.
- num_digits là đối số có thể âm hoặc dương.
- Nếu num_digits = 0 thì giá trị ta sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất.
- Nếu num_digits > 0 thì giá trị số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Nếu num_digits = 1 lấy 1 số lẻ, num_digits=2 lấy 2 số lẻ,…
- Nếu num_digits < 0 thì giá trị số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Nếu num_digits = -1 thì làm tròn đến hàng chục, num_digits = -2 làm tròn đến trăm và num_digits = -3 là đến hàng nghìn…
Hàm MRound
Hàm MRound sẽ làm tròn đến bội số của số khác.
Công thức hàm Roundup =MROUND(Number,num_digits)
Trong đó:
- Number được hiểu là số cần làm tròn.
- num_digits là đối số có thể âm hoặc dương.
Khi number và num_digits khác dấu thì hàm sẽ báo lỗi #NUM. Nếu number và num_digits cùng dấu thì kết quả chính là số đó.
Ngoài những kiến thức vừa chia sẻ bên trên bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan như: Hướng dẫn cách gộp ô, gộp cột trong Excel, Hàm Vlookup | Cách sử dụng hàm Vlookup trong Excel hay Hàm If | Cách sử dụng hàm if trong Excel chi tiết.
Trên đây chuyên mục khóa học vừa giới thiệu đến bạn công thức và cách sử dụng hàm ROUND trong Excel. Nếu bạn thấy thắc mắc hay cần tư vấn gì thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé.