Tìm hiểu về hệ thống treo khí nén điện tử từ A đến Z

0
4002

Trong bài viết hôm nay, RDI Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về hệ thống treo khí nén điện tử từ A đến Z.

Xem thêm:

Khi xe ô tô di chuyển trên đường, bạn sẽ cảm nhận được xe đang phải chịu tải trọng khi dao động do mặt đường mấp mô sinh ra. Những dao động này tác động tới tuổi thọ của xe và ảnh hưởng trực tiếp tới đầu và não của người điều khiển trong xe.

Chính vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng của dao động này mà ta cần tới hệ thống khí nén điện tử. Vậy hệ thống treo khí nén của ô tô là gì? Hệ thống khí nén hoạt động theo nguyên tắc nào? Hãy giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau đây cùng RDI Việt Nam nhé.

Hệ thống treo khí nén điện tử là gì?

Hệ thống treo khí nén điện tử
Hệ thống treo khí nén điện tử

Hệ thống treo khí nén sử dụng nhịp lá, lò xo xoắn ra đời từ rất sớm, nhưng cơ bản chúng chưa đáp ứng được những đòi hỏi của con người trong việc làm dịu đi sự dao động của xe khi va chạm với mặt đường.

Trước đây, người ta sử dụng gối cao su chứa khí nén thay vì lò xo xoắn, nhịp lá hay thanh xoắn. Để giảm sự ảnh hưởng của những va chạm khi xe di chuyển trên đường.

Tuy nhiên, tới ngày nay những chiếc xe ô tô công nghệ cao đã áp dụng những thành tựu mới của khoa học và kỹ thuật, để tạo nên những hệ thống treo có tính năng hiện đại hơn.

Với hệ thống treo khí nén này, người ta có thể điều chỉnh độ đàn hồi để phù hợp với từng hình thức vận  hành của những chiếc xe khác nhau để tạo nên độ êm ái tối đa cho người ngồi trên xe.

Xem thêm: Thi bằng lái xe số tự động B1 | Giá tiền học lái xe ô tô B2

Chính vì vậy, hệ thống treo khí nén điện tử là một hệ thống áp dụng kỹ thuật cơ và điện để tạo nên một bộ phận giúp tạo nên độ đàn hồi, khi xe di chuyển trên mặt đường. Giúp tạo ra chế độ êm ái, hạn chế xóc và những tác hại của sự va chạm giữa xe và mặt đường này tới con người. Đồng thời giúp xe ổn định và an toàn khi chạy với tốc độ cao.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống treo khí nén

Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của hệ thống treo khí nén, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao.

Cấu tạo

Cấu tạo của hệ thống treo khí nén
Cấu tạo của hệ thống treo khí nén

Mỗi một hệ thống treo khí nén sẽ có một cấu tạo riêng để phù hợp với từng loại xe. nhưng dưới đây là những thành phần cơ bản cấu tạo nên  hệ thống treo khí nén điện tử:

Giảm xóc khí nén

Trong mỗi xi lanh đều có một giảm chấn, chúng có chức năng thay đổi lực giảm chấn theo ba mức độ chính: Mềm – trung-cứng. Chúng có một buồng khí chính và một buồng khí phụ để thay đổi độ cứng của lò xo theo hai chế độ: Mềm – Cứng.

Đồng thời, chúng sở hữu một màng cao su để thay đổi độ cao của xe theo hai chế độ: Bình thường – Cao. Hoặc ba chế độ: Thấp – Bình thường – Cao.  

Không những thế, luồng khí vào buồng chính của bốn xi lanh khí thông qua van điều khiển độ cao. Van nay có nhiệm vụ cấp và xả khí nén vào-ra khỏi buồng chính trong bốn xi lanh khí nén. Sau đó, khí nén trong hệ thống sẽ được cung cấp bởi máy nén khí.

Cảm biến độ cao

Với hệ thống cảm biến điều chỉnh độ cao trước được trang bị vào thân xe, còn phần đầu thanh điều khiển được nối trực tiếp với giá đỡ dưới của bộ phận giảm chấn. 

Với hệ thống treo sau, các thanh cảm biến sẽ được gắn vào thân xe và đầu thanh thanh điều khiển được nối với đòn treo dưới. Những cảm biến này liên tục theo dõi khoảng cách giữa thân xe và các đòn treo để phát hiện độ cao của gầm xe. Từ đó quyết định những thay đổi lượng khí trong mỗi xi lanh khí.

ECU của hệ thống treo

ECU có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ tất cả các cảm biến để điều khiển lực của giảm chấn và độ cứng của lò xo. Còn độ cao của xe sẽ được điều khiển theo hoạt động của xe thông qua bộ chấp hành điều khiển hệ thống.

Không những vậy, dẫn động van của giảm chấn và khí của xi lanh sẽ nén để thay đổi lực giảm chấn và độ cứng hệ thống treo. Còn bộ chấp hành điều khiển điện tử phản ứng chính xác với sự thay đổi liên tục và điều khiển hoạt động của xe.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

Hệ thống treo khí nén điện tử hoạt động được hoạt động dựa trên nguyên lý tính đàn hồi khi bị nén của không khí. Với những ưu điểm và hiệu quả của việc giảm chân mà nó có thể hấp thụ được những rung động nhỏ. Do đó, cấu tạo của tính êm dịu chuyển động tốt hơn so với lò xo giảm chấn.

Khi hoạt động, máy nén cung cấp khí tới mỗi xi lanh khí treo theo các đường dẫn riêng của nó. Đồng thời, với độ cao của xe sẽ tăng lên tương ứng tại mỗi xi lanh sẽ tùy thuộc vào lượng khí được cấp vào. Ngược lại, độ cao của xe sẽ giảm xuống khi không khí trong các xi lanh giải phóng ra ngoài thông qua các van xả khí.

Ở mỗi xi lanh khí nén có một van điều khiển chế độ hoạt động theo hai chiều On-Off để nạp hoặc xả khí theo hiệu lệnh của ECU. Với sự điều khiển của ECU thì độ cứng, độ đàn hồi của từng giảm chấn trên bánh xe sẽ tự động thay đổi nhấp nhô khi đi qua những đoạn đường cần sự điều chỉnh.

Ưu nhược điểm của hệ thống treo khí nén

Ưu nhược điểm
Ưu nhược điểm

Hệ thống treo khí nén điện tử có nhiều đặc điểm nổi bật. Dưới đây là những ưu điểm cơ bản sau:

  • Thông minh và linh hoạt trong việc tự động điều chỉnh lượng khí để giúp xe chạy nhanh và giảm xóc đạt hiệu quả.
  • Thích nghi với nhiều xe có các  trọng tải khác nhau, có thể thay đổi độ cao của gầm xe cho phù hợp với điều kiện hành trình.
  • Túi khí cao su giúp giảm bớt một phần trọng lượng của xe, giúp xe di chuyển dễ dàng và tạo độ nhẹ nhàng, êm ái.

Lời kết

Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về: “Tìm hiểu về hệ thống treo khí nén điện tử từ A đến Z” đã giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống treo khí nén điện tử. Để biết thêm thông tin về hệ thống treo xe tải hãy để lại comment để nhận được những phản hồi nhanh và chính xác nhất nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here